Chiến lược doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm - tầm nhìn từ đại dịch
Ngành làm đẹp đã trải qua một năm đầy sự khó khăn đến từ đại dịch. Con đường nào sẽ giúp các doanh nghiệp phục hồi trở lại đường đua của ngành làm đẹp này
Đại dịch đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng toàn thế giới, không riêng gì mỹ phẩm. Tất cả các ngành hàng đều đang đối mặt với nhiều thách thức lớn do nhu cầu khách hàng sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, mỹ phẩm được xem là ngành chịu ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn do người tiêu dùng vẫn có nhu cầu chăm sóc da tại nhà. Các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm vẫn có thể duy trì hoạt động trong thời điểm dịch bùng phát cho thấy tiềm năng cũng như tốc độ phục hồi sau dịch cũng khả quan hơn
Chiến lược của doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm – Góc nhìn từ đại dịch
I. TỔNG QUAN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM
Không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới, ngành làm đẹp vẫn đang phát triển một cách mạnh mẽ và không ngừng cải thiện dịch vụ và sản phẩm của ngành.
Vậy thị trường này có quy mô lớn như thế nào?
Giá trị thị trường đã tăng từ 483 tỷ đô vào năm 2020 lên 511 tỷ đô vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 4,75% trên toàn thế giới. Một số nhà kinh tế học đã dự đoán rằng con số này sẽ vượt qua 716 tỷ đô vào năm 2025 và 785 tỷ đô vào năm 2027.
Điều này đã có ta thấy được nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng đang rất là lớn, mặc dù cả thế giới vẫn đang phải giãn cách để ứng phó với đại dịch nhưng nó vẵn không làm giảm đi lượng cung và cầu của thị trường trên toàn thế giới.
Đặc biệt, lượng tiêu thụ và sử dụng dịch vụ làm đẹp của Châu Á chiếm đến 46% trên tổng thị trường. Thói quen mua sắm ở các quốc gia có thể là khác nhau nhưng đều có một điểm chung là lượng khách hàng mua sắm Online đang chiếm đến 81% và khách hàng đến cửa hàng Offline chỉ chiếm 19% còn lại của doanh nghiệp.
II. SỰ PHỤC HỒI NHANH CHÓNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM VIỆT
Từ khi chính phủ Việt Nam ra quyết định giãn cách xã hội hầu hết những khu vui chơi giải trí. Như trung tâm mua sắm, Spa, quán Bar và các tụ điểm công cộng đều bị tạm dừng hoạt động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Khách hàng sẽ cố gắng sử dụng hết những sản phẩm họ đang sử dụng để tiết kiệm chi phí và chỉ mua sản phẩm mới khi cần, trong khi các trăn trở về giá cả sẽ thúc đẩy người mua hàng chọn những sản phẩm rẻ nhất hoặc các sản phẩm đơn giản khi mua hàng hoặc hoàn toàn bỏ bê các sản phẩm dưỡng da.
Các biện pháp giãn cách xã hội làm giảm nhu cầu trang điểm của phụ nữ, do đó nhu cầu tẩy trang cũng sẽ giảm dần. Hơn nữa, khi nhiều khách hàng dành ít thời gian hơn để đi ra ngoài, họ sẽ ít quan tâm tới ảnh hưởng của ô nhiễm đô thị lên da, đặc biệt khi việc sử dụng khẩu trang và các phụ kiện che mặt khác càng trở nên phổ biến, khiến ít người lựa chọn chăm sóc bảo vệ da tại nhà.
Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng phục hồi trở lại sau dịch của ngành mỹ phẩm vẫn nhanh và cao hơn những ngành khác bởi những lý do sau:
-
Xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân sau Covid-19:
Những dòng sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, sản phẩm hữu cơ, đang thu hút nhiều người tiêu dùng hơn. Rõ ràng chúng ta có thể thấy được, mỹ phẩm giúp cải thiện vẻ vẻ đẹp và nhan sắc của người dùng. Các loại, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ chứa đầy hoá chất ngày càng khiến người tiêu dùng sợ hãi và tránh xa. Không chỉ vậy, một số tai nạn vì sản phẩm hoá chất càng làm cho người tiêu dùng thêm nghi ngại và e dè trong việc lựa chọn sản phẩm sử dụng
Giá trị thị trường mỹ phẩm thiên nhiên toàn cầu dự kiến
-
Nhu cầu mua sắm Online và làm đẹp tại nhà tăng cao:
Nhờ vào đại dịch mà việc đến cửa hàng để mua sắm trở nên hạn chế và khó khăn hơn. Vì vậy, mua sắm Online đã trở thành một phương thức mới nhằm giúp người tiêu thoả mãn nhu cầu làm đẹp của bản thân. Sàn thương mại điện tử là kênh bán hàng tiềm năng cho các công ty bán lẻ mỹ phẩm
Nhu cầu của con người ngày càng tăng cao trong đó nhu cầu làm đẹp được quan tâm nhiều nhất. Không chỉ chị em phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng có nhu cầu làm đẹp.
Bên cạnh đó, hiện nay mỹ phẩm được chia ra rất nhiều phân khúc khác nhau, từ bình dân cho đến cao cấp. Vì vậy khách hàng thuộc đối tượng nào cũng có thể làm đẹp một cách dễ dàng.
Nhờ vào đại dịch mà việc đến cửa hàng để mua sắm trở nên hạn chế và khó khăn hơn. Vì vậy, mua sắm Online đã trở thành một phương thức mới nhằm giúp người tiêu thoả mãn nhu cầu làm đẹp của bản thân. Mặc dù, phương thức mua hàng Online này đã có từ lâu nhưng nhờ vào đại dịch mà nó đã trở thành một điều bình thường mới trong thói quen tiêu dùng.
Theo như ghi nhận của, riêng tại Việt Nam, nhu cầu mua sắm mỹ phẩm tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Bất kỳ một người dân Việt Nam đều có ít nhất một ứng dụng mua sắm trong Smartphone của mình. Không những vậy, tỷ lệ mua sắm Online ít nhất một tháng một lần qua Mobile App chiếm đến 80% trong độ tuổi từ 16-64.
Đây chính là dấu hiệu cho việc doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược số hoá cho hoạt động kinh doanh của mình
-
Sự bùng nổ nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của phái mạnh:
Quan điểm chỉ nữ giới mới có nhu cầu làm đẹp đang dần thay đổi, nhu cầu làm đẹp của Nam giới như chăm sóc da, chăm sóc tóc tại Spa, Salon thậm chí cả phẫu thuật thẩm mỹ,…hay dùng mỹ phẩm chăm sóc tại nhà đều ngày càng tăng hơn
Rất nhiều nhãn hàng đang khai thác để phục vụ cho việc phát triển mảng chăm sóc cá nhân của nam giới.
Có thể thấy, khi kinh tế khôi phục, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiên. Chắc chắn ngành làm đẹp sẽ còn phát triển với tốc độ nhanh chóng hơn nữa trong những năm tới. Vì thế, nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực làm đẹp và có ý định kinh doanh ngành nghề này. Đừng ngại tìm hiểu nó và xây dựng chiến lược kinh doanh mỹ phẩm cho mình ngay hôm nay nhé!
ZENCOS – CÔNG NGHỆ NHẬT – CHẤT LƯỢNG NHẬT.
Hotline: 1900 633 560
Địa chỉ: 37 đường số 6, Him Lam, P. Tân Hưng, Quận 7, HCM.